TÌM KIẾM SẢN PHẨM
Hãy lựa chọn loại xe bạn cần tìm!
Tin tức
Lượt xem: 2961 | Cập Nhật: 22-11-2024 04:07:23 | Tin tức
Theo Luật giao thông và đường bộ, theo định kỳ xe ô tô, xe tải, xe đầu kéo, xe chuyên dụng phải được kiểm tra tuy nhiên như thế vẫn chưa đủ. Nếu muốn giữ cho xe được bền và đẹp trong thời gian dài thì ít nhất mỗi tuần bạn nên kiểm tra một lần. Chỉ bằng những bước đơn giản sau bạn sẽ tránh được những hư hại không đáng có về sau.
* Những dụng cụ cơ bản để kiểm tra xe
a. Găng tay vải: găng tay vải là dụng cụ cần thiết bởi bạn sẽ phải dùng để kiểm tra ổ máy, bánh xe và dầu máy.
b. Khăn: không những chỉ dùng để lau chỗ bẩn, mà khăn tay còn được dùng khi kiểm tra dầu máy nữa.
c. Máy đo áp suất không khí: dùng để kiểm tra xem áp xuất khí trong bánh xe đã phù hợp hay chưa.
d. Dung dịch bổ sung: cần chuẩn bị trước nước làm mát và dung dịch rửa kính.
Các dụng cụ cơ bản để kiểm tra xe
Ổ máy là bộ phận khá phức tạp, do đó chị em thường hay tránh không kiểm tra tới. Do đó, các bộ phận quan trọng cần kiểm tra đã được minh họa ở bên dưới để chị em có thể dễ dàng nhận biết và tự kiểm tra một mình. Các điểm cần kiểm tra hầu hết là các sản phẩm bổ trợ như dầu máy, nước làm mát bộ tản nhiệt hay nước rửa kính. Trước khi cho chạy xe, chị em cần kiểm tra một lượt, nếu thiếu phải bổ sung ngay.
Việc kiểm tra và quản lý xe bắt đầu từ những chỗ bạn cảm thấy có vấn đề khi xe đang chạy. Khi đó bạn nên chú ý kiểm tra ba bộ phận quan trọng sau:
1. Ổ máy
2. Các bộ phận ngoài xe bao gồm cả bánh xe
3. Ghế lái và các phần bên trong xe
a. Khi kéo chốt chính của nắp ca-pô ở phía trước ghế lái, khóa nắp ca-pô sẽ mở và đẩy nắp lồi lên vài cm.
b. Đặt tay vào phần nắp ca-pô lồi lên, ấn chốt phụ và mở nắp ca-pô ra.
c. Một tay giữ nắp ca-pô, một tay dựng thanh chống lên và cố định nắp ca-pô.
Các bước đơn giản để mở nắp ca-pô
Dùng tay giữ nắp, tay kia hạ thanh chống xuống và từ từ hạ nắp ca-pô xuống. Sau đó ấn nhẹ nắp ca-pô là chốt phụ sẽ tự khóa lại. Kiểm tra lại xem nắp ca-pô đã đóng vào hay chưa.
1. Kiểm ắc quy
Ắc quy là bộ phận quan trọng để khởi động xe, cần cho hoạt động của các thiết bị khác của xe như đèn xe hay dàn âm thanh của xe. Ắc quy xe chia làm hai loại là ắc quy nước (cần bổ sung nước) và ắc quy khô (không cần bổ sung nước). Các loại xe hơi được sản xuất gần đây đều là ắc quy khô, và kim đồng hồ phía trên chỉ màu xanh là ắc quy hoàn toàn bình thường.
Kiểm tra ắc quy
Mở nắp hộp đựng nước làm mát ra, kiểm tra xem mực nước trong bình đang ở mức nào, FULL hay LOW. Nếu nước làm mát bị thiếu sẽ dẫn đến hiện tượng quá tải nhiệt, do đó nhất định phải bổ sung thêm lượng phù hợp.
Kiểm tra nước làm mát của bộ tản nhiệt
Ấn đầu ngón tay vào phần giữa của hai bên dây, khi dây trũng xuống khoảng 10-15cm là dây hoàn toàn bình thường, còn nếu dây trũng quá hoặc dây có dấu hiệu sắp đứt thì cần phải thay dây mới.
Kiểm tra dây cô roa
Dầu máy là yếu tố giúp cho động cơ hoạt động trơn tru, do đó nếu lượng dầu máy không phù hợp hoặc được sử dụng quá lâu thì cần phải điều chỉnh ngay. Nên định kì thay dầu máy mỗi 3000-5000km một lần.
Cách thay dầu xe
a. Cho xe nằm cố định trên mặt phẳng. Rút cái cầm tay màu vàng cam ở đồng hồ đo dầu ra rồi đặt lên khăn và lau sạch. Đồng thời kiểm tra mức độ đục của dầu.
b. Lau xong, cắm thanh đo dầu về vị trí cũ.
c. Sau đó lại rút thanh đo này ra, nếu dầu dính ở khoảng giữa F và L là dầu máy bình thường.
Các bước kiểm tra dầu máy
5. Kiểm tra dung dịch rửa kính
Kiểm tra xem lượng nước rửa kính đã phù hợp hay chưa, nếu thiếu thì cần bổ sung ngay.
Bổ sung ngay nước rửa kính nếu thiếu
Khi mới làm quen với chiếc xe hơi mới, có thể nhiều chị em sẽ cảm thấy bỡ ngỡ với các công đoạn cơ bản khi chăm sóc chiếc xe thân yêu của mình. Với một vài thao tác bảo trì xe cơ bản như trên, hi vọng chị em có thể tự tin thực hiện tại nhà mà không cần sự giúp đỡ của đấng mày râu.
Mỗi lốp xe sẽ có mức độ tiếp xúc với đất và tải trọng đặt lên chúng khác nhau. Do đó nếu định kì luân chuyển vị trí của 4 bánh (trong trường hợp 4 bánh xe có kích cỡ như nhau) thì tuổi thọ lốp sẽ kèo dài hơn.
Chú ý các bước kiểm tra cơ bản quan trọng sau:
1. Kiểm tra áp xuất không khí của bánh xe
Dù không bị thủng lỗ thì lốp xe cũng sẽ dần bị xẹp hơi. Mỗi loại xe có áp suất không khí bánh xe riêng, do đó bạn nên kiểm tra chỉ số ghi phía trong cửa xe và bơm hơi bổ sung cho bánh xe đúng theo áp suất bơm quy định.
Kiểm tra xem áp suất không khí của bánh xe đã phù hợp chưa?
2. Kiểm tra chuẩn báo mòn hoa lốp
Chuẩn báo mòn lốp được đánh dấu bằng hình ▲ ở mặt bên cạnh lốp. Chuẩn này cao hơn phần còn lại của bề mặt hoa lốp 1,6 mm. Khi các chuẩn này bị mòn đi và ngang bằng với bề mặt của hoa lốp là lúc bạn nên thay lốp mới.
Khi chuẩn báo mòn ngang bằng với hoa lốp là lúc bạn nên thay lốp mới
3. Kiểm tra các dị vật bám vào bánh xe
Để phòng tránh hiện tượng nổ/ xẹp lốp, bạn nên thường xuyên kiểm tra xem có vật gì dính vào bánh xe hay bánh xe có bị vết tích gì không. Nếu có thì bạn nên loại bỏ chúng ngay, và nếu có đinh găm vào bánh thì bạn nên thay lốp ngay để tránh các tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra.
Các dị vật dính vào lốp xe rất dễ gây tai nạn
4. Kiểm tra đèn chiếu sáng bên ngoài
Kiểm tra đèn pha, đèn hậu có hoạt động tốt không. Tốt nhất là nên kiểm tra vào buổi tối, bởi như thế sẽ chính xác hơn kiểm tra vào ban ngày.
Nên kiểm tra đèn chiếu sáng vào buổi tối
5. Kiểm tra bọc cao su ở cần gạt nước
Nếu để bọc cao su của cần gạt nước cũ mà không thay mới, cần gạt nước sẽ không thể gạt nước hiệu quả vào lúc trời mưa, hạn chế tầm nhìn, gây khó khăn khi điều khiển xe. Không những thế còn gây hư tổn cho bề mặt kính trước. Do đó nên định kì kiểm tra để kịp thời thay mới.
Cần gạt nước hoạt động không tốt gây hạn chế tầm nhìn khi trời mưa
6. Kiểm tra tấm chắn trước
Nếu tấm chắn trước của xe bị chặn lại thì gió từ bên ngoài không thể thổi vào bộ tản nhiệt làm mát xe, dẫn đến quá tải nhiệt cho xe. Do đó bạn phải thường xuyên kiểm tra xem có vật gì chắn ở tấm chắn phía trước không.
Cẩn thận xem xét các bộ phận bên ngoài xe
Mặc dù có khá nhiều chị em kiểm tra xe trước khi chạy, nhưng số trường hợp kiểm tra xe ngay cả khi đang chạy xe không nhiều. Bạn nên hình thành cho mình thói quen thường xuyên kiểm tra xem quanh xe có gì bất thường không sau một thời gian dài đỗ xe mà không chạy xe.
Kiểm tra bánh xe, dù nhắc lại nhiều lần nhưng cũng không thừa
Bánh xe là bộ phận quan trọng nhất trong số những phụ tùng nằm bên ngoài xe. Bởi đây là bộ phận duy nhất tiếp xúc với mật đất, và có quan hệ trực tiếp tới sự an toàn của xe cũng như người lái. Bạn nên thường xuyên tự mình kiểm tra bánh xe trước khi có sự kiểm tra của chuyên viên. Và bạn cũng nên kiểm tra xem có phần nào bên ngoài xe bị xây xát, hỏng hóc không, và xăng hay dầu phanh có bị rỉ ra ngoài hay không. Bạn cũng nên kiểm tra xem trong cốp xe đã đặt sẵn các dụng cụ cơ bản (như đã đề cập ở phần 1) để dùng trong trường hợp cần thiết hay chưa.
Lên ghế lái, khởi động và kiểm tra xe
Trong xe có vô số các nút chức năng cũng như công tắc điều khiển. Trong nhiều trường hợp chúng ta không thể biết được chúng có hoạt động tốt hay không nếu như không trực tiếp cho hoạt động. Sau khi tra chìa vào khóa, bạn giẫm phanh, và quan sát cẩn thận tình hình xung quanh. Khi đã kiểm tra xong các nút công tắc, bạn xoay chìa khóa, khởi động và kiểm tra tình trạng của máy. Kiểm tra xem sau khi khởi động xe có hoạt động luôn không, và khi chạy không tải có phát ra âm thanh kì lạ nào hay không.
Một số điểm cần lưu ý khác
1. Bấm công tắc cần gạt nước, kiểm tra xem nước rửa kính có phun đều và cần gạt có hoạt động hay không. Nếu tiếng động phát ra khi cần gạt tiếp xúc với kính lớn thì cần thay bọc cao su ngay.
2. Kiểm tra nút bấm đóng mở của cửa xe ở ghế lái và cả các nút bấm cửa sổ, chốt cửa lên xuống xem chúng có hoạt động bình thường không.
3. Kiểm tra xem phanh tay và phanh chân có hoạt động tốt không. Chú ý xem khi đạp phanh chân, xe có đứng ngay không, và phanh tay có kéo được dễ dàng không. Nếu đạp phanh mà xe không có phản ứng thì cần đến trạm sửa chữa để điều chỉnh lực hãm hoặc thay phanh mới.
4. Còi tín hiệu là thiết bị bình thường ít được sử dụng, cho nên bạn cũng khó biết được bộ phận này có bị hỏng hóc gì không. Do đó, bạn cũng nên kiểm tra xem, âm thanh còi có bình thường hay không.
5. Đèn trong xe tuy ít được sử dụng, nhưng khi chạy xe vào ban đêm thì đây lại là thiết bị cần thiết. Do đó bạn cũng nên kiểm tra xem đèn trong xe có hoạt động bình thường không. Nếu không thì có khả năng là cầu trì đã bị ngắt.
6. Rất nhiều người hay để quên phiếu kiểm tra và tờ hướng dẫn bên ngoài mỗi khi dọn dẹp nội thất xe xong. Do đó, bạn nên chú ý bảo quản hai vật này ở ngăn bảo quản, vì đây là giấy tờ thiết yếu cần mang theo mỗi khi chạy xe.
Nguồn: Eva
TƯ VẤN BÁN HÀNG
Hải Phòng Mr Thái : 0914.885.555
Hà Nội Ms.Hà : 0969.441.441
Hồ Chí Minh Mr.Bắc : 0906.032.986