TÌM KIẾM SẢN PHẨM

Tin tức

Kiểm tra và sửa chữa hệ thống phanh như thế nào đúng cách

Lượt xem: 1758 | Cập Nhật: 22-01-2025 09:59:13 | Tin tức


Kiểm tra và sửa chữa hệ thống phanh như thế nào đúng cách, khi sửa chữa cũng như thay thế phanh xe góp phần quan trọng như thế nào đến khâu vận hành xe. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra 1 số lỗi và cách khắc phục cho hệ thống phanh xe của bạn đọc.

Các cách kiểm tra và sửa chữa hệ thống phanh

Hệ thống phanh xe là 1 bộ phận quan trọng bậc nhất trên xe, kể cả với các dòng xe 2 banh hay 4 bánh. Việc không thường xuyên kiểm tra cũng như sửa chữa sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng vận hành của xe cũng như gây ra các hậu quả xấu. Sau đây mời bạn đọc tìm hiểu về các cách kiểm tra và sửa chữa hệ thống phanh xe.


 
Để ý trong khi lái xe

* Khi đạp thắng mà không thấy chắc, hoặc bàn đạp bị lỏng gần như chạm sàn mới ăn thắng thì cần kiểm tra phanh, Có thể do thiếu dầu hoặc bị rò rỉ.
* Nếu đạp thắng mà thấy xe hoặc tay lái rung thì cần thay đĩa phanh hoặc đĩa phanh đã bị quá mòn cần phải tráng mặt lại.
* Để ý những âm thanh như các tiếng rít, hoặc âm thanh kim loại chà vào nhau cho biết bố thắng đã mòn. Nếu không để ý sửa chữa kịp thời sẽ dẫn tới nhiều nguy hại trầm trọng khác.


Kiểm tra khoang động cơ
Mở nắp capo xem lại lượng dầu thắng trữ trong bình. Việc kiểm tra này nên thực hiện mỗi tháng một lần.Nếu mực dầu bị xuống thấp, cần phải châm thêm ngay. Nhưng nếu thấy mực dầu sút giảm liên tục, đó là dấu hiệu hệ thống bị rò đâu đó.
Các chuyên gia khuyến cáo nên thường xuyên mở nắp hộp dầu kiểm tra màu dầu ra sao. Dầu mới thì có màu trong hoặc trong mờ. Dầu cũ có màu sậm bẩn sau một thời gian dài nhiễm bẩn, Nếu đã đổi sang màu sậm, thì đó là lúc bạn phải thay toàn bộ dầu.

Ghi chú : khi châm dầu vào hộp, cần phải lau sạch miệng chai nhớt để những chất dơ bẩn không len vào trong hệ thống, cố tránh đừng để cho dầu thắng nhỏ xuống thành xe, nhất là những chỗ có sơn, bởi vì dầu thắng làm hư nước sơn thân xe

Kiểm tra hệ thống ống dẫn dầu thắng dưới gầm xe

Để kiểm tra bạn cần phải kích xe lên cao. Ðể ý xem các đường dây dẫn dầu mềm (Flexible hose) và đường ống kim loại cứng có bị rò hoặc han rỉ chỗ nào không.
Ðường ống kim loại chạy dọc theo chiều dài của xe, vì thế cần phải kiểm tra tất cả. Ðồng thời phải kiểm tra đường ống cao su chuyển dầu đến các Heo Dầu nằm tại bánh xe. Với những ống mềm, để ý có chỗ nào sần sượng không, bởi đây là dấu hiệu báo trước sẽ có rò rỉ. Không để các đường ống này chạm vào những bộ phận di động trong xe, hoặc những bộ phận sinh nhiệt khác.
 
Tiến hành gỡ bánh để kiểm tra.
Gỡ bánh để kiểm tra tình trạng của bộ phận đĩa phanh “rotor” trên 2 bánh trước. Ðể ý đĩa phanh có bị trầy xước hay mòn đến đâu. Những vết trầy xước trên mặt đĩa phanh, là dấu hiệu có nhiều bụi bẩn bám giữa lớp bố và bề mặt đĩa phanh gây ra hiện tượng trầy xước. Nếu bề mặt phanh trầy quá nhiều, nên tiến hành tráng mặt đĩa hoặc thay mới đĩa phanh.

Ðối với các phanh đùm (phanh tang trống) ở 2 bánh sau, ta cần phải cẩn thận tháo phần trống phanh để có thể kiểm tra bên trong. Phải kiểm tra nhiều dấu hiệu như : bám bụi nhiều, mặt trống phanh hoặc mặt đĩa bị cong, heo dầu bị hư hại, và dầu trong bố.



Xả gió trong hệ thống phanh

Sau khi thay đĩa phanh, thay bố và dầu bạn cần thực hiện "xả gió" cho hệ thống phanh, do dầu thắng và các ống dẫn dầu còn lẫn không khí khiến cho phanh kém hiệu quả hơn. Lúc đó việc xả gió trong hệ thống phanh để đảm bảo phanh hoạt động hiệu quả và an toàn hơn

Vì sao cần làm láng đĩa phanh

Qua thời gian sử dụng, dưới sự tác động của việc phanh cùng môi trường bên ngoài, những tác động này có thể gây cong vênh đĩa phanh, làm đĩa phanh bị trầy xước hay mòn không đều. Khi đó việc làm láng đĩa phanh được coi là biện pháp hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề về phanh.
Ðĩa phanh bị đảo

Ðĩa phanh bị đảo khi đĩa và moay-ơ không đồng tâm, thường xảy ra trong quá trình phanh, khi má và đĩa phanh dính tạp chất bụi bẩn hay ma xát tạo ra nhiệt độ cao , se gây ra biến dạng và mòn không đều.
 
Dấu hiệt : khi phanh thấy bị rung lắc bất ngờ, phanh ăn lệch một bên, khi đó chân phanh đang nhấn bàn đạp phanh, bàn đạp phanh bị rung, nẩy nhẹ. Nếu lực đạp càng lớn thì bàn đạp bị rung càng mạnh. Lúc đó, lái xe cảm thấy tay lái cũng bị rung thì rõ ràng là hệ thống phanh không hiệu quả.
Sưu tầm


hỗ trợ kỷ nguyên
Hotline
0836.918.688

 

TƯ VẤN BÁN HÀNG

 

Hải Phòng   Mr Thái : 0914.885.555   

Hà Nội           Ms.Hà : 0969.441.441  

Hồ Chí Minh  Mr.Bắc : 0906.032.986


 

 

 


TÌM KIẾM ẨN TÌM KIẾM Đầu trang