Theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), một đơn vị uống chuẩn chứa 10 gram cồn. 1 đơn vị này tương đương 1 chén rượu mạnh (40 độ, 30 ml); 1 ly rượu vang (13,5 độ, 100 ml); 1 vại bia hơi (330 ml); 2/3 chai (lon) bia (330 ml).
Tuy nhiên, nồng độ cồn trong máu/hơi thở còn tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe và cơ địa của mỗi người.
Như vậy, đối với người điều khiển xe máy, mô tô - dừng ở mức 1 lon + 1/2 lon thì đảm bảo dưới mức bị phạt ( uống giải khát vui vẻ tí thôi).
Còn đối với người điều khiển ô tô hay xe đầu kéo container thì CẤM TUYỆT ĐỐI sử dụng rượu bia và các chất kích thích có còn, không được uống khi lái xe dù chỉ 1 giọt.
Xem thêm: Những cái bẫy mà lái xe cần tránh trong dịp Tết
Vậy giải pháp là gì?
1. Không được uống.
2. Nếu trong trường hợp phải uống thì:
+ Nên đi xe đạp đi nhậu, vì chưa có quy định phạt việc điều khiển xe đạp có nồng độ cồn trong máu.
+ Nếu các bạn bị say có thể gọi người thân lên đón để đảm bảo sự an toàn khi tham gia giao thông
+ Hoặc có thể gọi taxi hay xe ôm gần nhất
Theo Nghị định 46 của Chính phủ áp dụng từ ngày 01.08.2016, mức phạt nồng độ cồn mới nhất theo hình ảnh dưới đây
Ngoài các hình phạt về tiền và tước gplx, tất cả các trường hợp vi phạm về lỗi nồng độ cồn đều bị tạm giữ xe trong vòng 01 tuần.