TÌM KIẾM SẢN PHẨM
Hãy lựa chọn loại xe bạn cần tìm!
Tin tức
Lượt xem: 3084 | Cập Nhật: 18-09-2024 11:03:03 | Tin tức
Côn là một hệ thống trung gian nối cầu chủ động, hộp số và bộ phận động cơ. Nếu những bộ phận này phát sinh ra lỗi hỏng hóc sẽ khiến vô cùng khó khăn cho việc điều khiển xe đầu kéo di chuyển thậm chí là những tình huống nguy hiểm.
Côn xe còn có tên gọi khác là bộ ly hợp đóng vai trò truyền động hoặc là ngắt sự truyền động từ bộ phận động cơ đến hộp số, giúp xe có thể tăng, giảm số hoặc tạm dừng mà không cần phải tắt hẳn máy xe.
Cấu tạo bộ côn xe đầu kéo gồm có : bánh đà, bàn đạp ly hợp, bi đầu trục, cụm đĩa ép, đĩa bị động (đĩa ma sát), càng nhả ly hợp, bi mở. Trong đó, phần chủ động gồm có cụm đĩa ép và bánh đà. Phần bị động có đĩa bị động. Phần cơ cấu điều khiển có càng nhả ly hợp, bàn đạp ly hợp…
Do là một bộ phận cực kỳ quan trọng nên nguyên lý làm việc của bộ côn xe đầu kéo :
Khi nhả chân côn thì ly hợp sẽ đóng để cho phép truyền mô men: Khi hoạt động động cơ, do kết nối với trục khuỷu nên bánh đà sẽ quay theo động cơ. Khi này đĩa bị động bị lò xo cụm đĩa ép đẩy ép chặt vào bánh đà khiến cả trục của ly hợp cùng quay theo. Nhờ đó mô men từ động cơ truyền đến hộp số.
Cấu tạo bộ côn xe đầu kéo
Khi đạp chân côn thì ly hợp cắt để ngắt truyền mô men. Và khi lái xe đạp chân côn, piston thuỷ lực hoặc cần liên động sẽ tác động lên càng nhả ly hợp. Điều này sẽ nén lò xo lại, và đĩa ép nhả lực ép giúp đĩa bị động tách khỏi bánh đà. Từ đó hộp số bị ngắt khỏi động cơ.
Sau khi đã nắm được nguyên lý làm việc cũng như cấu tạo của côn xe đầu kéo thì hãy cùng tìm hiểu những lỗi thường gặp nhé :
Một trong những bệnh về côn xe thường gặp nhất là côn xe đầu kéo bị nặng. Khi gặp lỗi này, lái xe đạp chân côn sẽ phải dùng rất nhiều lực. Nguyên nhân của tình trạng chân côn nặng chủ yếu do hiện tượng lá côn bị mòn. Nếu lá côn bị mòn thì chỉ cần thay lá côn. Còn trong trường hợp khác có thể chỉ do thiếu dầu.
Nếu côn kêu thường do thiếu mỡ bôi trơn hoặc vòng bi ngắt ly hợp bị trục trặc. Nếu không khắc phục sớm bể vòng bi có thể xảy ra. Chỉ cần kiểm tra tình trạng vòng bi là khắc phục được tình trạng này. Cách khắc phục có thể bôi mỡ vào vòng bi để hoạt động trơn tru hoặc thay vòng bi mới sẽ đảm bảo côn xe đầu kéo hoạt động mượt mà.
Bộ ly hợp không hoạt động tốt sẽ khiến xe gặp vấn đề khi nhả côn. Ngoài nguyên nhân kỹ thuật nhả côn bị giật do người lái xử lý chưa thành thạo, nhuần nhuyễn các thao tác nhả côn, chuyển số. Nếu không thì đây chính là dấu hiệu cho thấy hệ thống ly hợp của xe đang gặp vấn đề.
Nếu nhả côn bị giật thì người lái sẽ cảm nhận được động cơ rung mạnh
Khi gặp lỗi này, người lái sẽ cảm nhận được động cơ rung mạnh và có hiện tượng giật. Nguyên nhân hiện tượng này là do lò xo đĩa ép bị nứt, giảm chấn gãy, hay chỉ đơn giản do chỉnh côn xe đầu kéo không chuẩn…
Nếu gặp lỗi rung chân côn, lái xe thường sẽ thấy chân côn bị rung khi đạp nhẹ bàn đạp ly hợp. Trong khi đó lại hết rung khi nhấn mạnh bàn đạp ly hợp. Lý do bị rung chân côn đa phần vì lắp không đúng đĩa ly hợp.
Khi xe đầu kéo bị kẹt chân côn, lái xe sẽ gần như không thể đạp côn. Nguyên nhân của tình trạng này có thể do lá côn, bánh đà, đĩa ép bi tê bị mòn; dây cáp bàn đạp bộ ly hợp bị đứt, thiếu bôi trơn hoặc bị chỉnh sai; xilanh bị thiếu dầu, cần nối bị cong…
Để đảm bảo côn xe đầu kéo luôn hoạt động tốt, người sử dụng xe cần chú ý thay dầu côn sau mỗi 20.000 - 40.000km tùy theo điều kiện vận hành. Ngoài ra sau một thời gian dài sử dụng thì nên chỉnh lại để cân bằng hơn bao gồm điều chỉnh chiều cao các đòn mở và điều chỉnh hành trình bàn đạp chân côn. Còn nếu sau khi đã vận hành từ 80.000-100.000km thì người dùng nên thay côn vì chúng đã xuống cấp, hao mòn.
Nếu gặp lỗi về côn xe đầu kéo đến ngay Ky Nguyen Auto
Trên đây là những lỗi và cách khắc phục côn xe đầu kéo. Nếu xe đầu kéo gặp vấn đề đến ngay trung tâm Dịch vụ sửa chữa- bảo hành xe cơ giới của Ky Nguyen Auto để được tư vấn và hỗ trợ.
TƯ VẤN BÁN HÀNG
Hải Phòng Mr Thái : 0914.885.555
Hà Nội Ms.Hà : 0969.441.441
Hồ Chí Minh Mr.Bắc : 0906.032.986